Chỉ trong vài năm trở lại đây, công nghệ pin mặt trời đã thật sự bùng nổ với nhiều thiết kế và cải tiến mới với hai loại nổi bật là Module Bifacial và MonoCrystalline. Những nhân tố ảnh hưởng bao gồm các cải tiến về vật liệu, cấu trúc tế bào, hiệu suất, tuổi thọ, giá thành, tính thẩm mỹ và các tính năng bổ sung… Tuy nhiên, hầu hết những thay đổi này đều nhằm mục tiêu sản xuất những tấm pin mặt trời tốt hơn.
Hiệu suất tấm pin:
Trong những năm gần đây, hiệu suất trung bình của tấm pin đã tăng đáng kể từ 16% lên trên 22% nhờ những cải tiến về công nghệ sản xuất pin như TOPCon, HJT, PERC,… Khi đó, với hiệu suất cao, các tấm pin có thể hấp thu và chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện tốt hơn, từ đó nâng cao sản lượng điện mặt trời tạo ra. Thông thường, để cải thiện hiệu suất, các tấm pin sẽ được cải tiến về: vật liệu sản xuất tấm pin, cấu trúc tế bào quang điện, các vật liệu bổ sung…
Tuổi thọ tấm pin:
Do các tấm pin phải hoạt động ngoài trời, chịu tác động của nhiều yếu tố nên các nhà sản xuất vẫn muốn tăng cường độ bền và tuổi thọ cho tấm pin. Khi đó với tuổi thọ được nâng cao, chúng có thể hoạt động trong thời gian dài và tạo ra sản lượng điện lớn hơn, giúp chủ đầu tư gia tăng lợi nhuận.
Tính thẩm mỹ:
Không chỉ được cải thiện về tuổi thọ và hiệu suất, các tấm pin cũng được phát triển về thiết kế. Chúng linh hoạt hơn, có thể lắp đặt ở nhiều vị trí hơn, đồng thời có tính thẩm mỹ cao hơn, giúp hệ thống khi lắp đặt trên mái không chỉ hiệu quả mà mang đến vẻ đẹp hiện đại cho công trình.
Giá thành tấm pin:
Dù Module Bifacial hay MonoCrystalline cũng sẽ có tác động trực tiếp đến giá thành tấm pin. Công nghệ sản xuất càng phức tạp, vật liệu càng khan hiếm… thì giá thành tấm pin càng cao. Tuy nhiên, cũng có những công nghệ hiện đại giúp việc sản xuất tấm pin ngày càng đơn giản và tiết kiệm hơn.